Chính phủ và chính trị Gruzia

Bài chi tiết: Chính trị Gruzia

Thể chế chính trị Cộng hoà Tổng thống.Cơ quan lập pháp gồm: Quốc hội gồm 150 ghế. Tại bầu cử Quốc hội 21 tháng 5 năm 2008, đảng cầm quyền của Tổng thống Saakashvili "Phong trào Dân tộc Thống nhất" được 119 ghế đại biểu, Liên minh đối lập được 17 ghế; đảng Tự do và đảng "Phong trào Dân chủ Cơ đốc giáo" - mỗi đảng được 6 ghế, đảng "Cộng hoà" đối lập được 2 ghế.

Sau cuộc khủng hoảng liên quan tới cái gọi là sự gian lận trong cuộc bầu cử nghị viện năm 2003, Eduard Shevardnadze từ chức tổng thống ngày 23 tháng 11 năm 2003 trong cuộc Cách mạng hoa hồng không đổ máu. Tổng thống lâm thời là Chủ tịch Hạ viện sắp hết nhiệm kỳ, Nino Burjanadze. Ngày 4 tháng 1 năm 2004 Mikheil Saakashvili, lãnh đạo Phong trào Quốc gia Dân chủ (NMD) (Phong trào Quốc gia Thống nhất trước kia) đã chiến thắng trong cuộc bầu cử tổng thống và nhậm chức ngày 25 tháng 1.

Cuộc bầu cử nghị viện trong sạch được tổ chức ngày 28 tháng 3 theo đó NMD giành lại đại đa số ghế (với khoảng 75% phiếu bầu) với chỉ một đảng giành được 7% số phiếu (Đối lập Cánh hữu với khoảng 7.5%). Cuộc bầu cử này được phương Tây tin là một trong những cuộc bầu cử trong sạch nhất từng được tổ chức tại nước Gruzia độc lập dù đã có tình trạng căng thẳng giữa chính phủ trung ương và lãnh đạo Ajaria Aslan Abashidze liên quan tới cuộc bầu cử tại vùng này. Dù công nhận cuộc bầu cử này OSCE vẫn lưu ý tình trạng sử dụng sai các nguồn tài nguyên nhà nước có lợi cho đảng cầm quyền.

Căng thẳng giữa chính phủ Gruzia và chính phủ Ajaria đã tăng lên sau cuộc bầu cử cho tới tận cuối tháng 4, lên tới đỉnh điểm ngày 1 tháng 5 khi Abashidze phản ứng với cuộc diễn tập quân sự của chính phủ Gruzia và ba cây cầu nối Ajaria với Gruzia trên Sông Choloki nổ tung. Ngày 5 tháng 5, Abashidze bị buộc phải rời khỏi Gruzia khi những cuộc tuần hành đông đảo tại Batumi kêu gọi ông từ chức và thúc giục Nga tăng sức ép với việc gửi thư ký Hội đồng an ninh Igor Ivanov tới đây.

Ngày 3 tháng 2 năm 2005, Thủ tướng Zurab Zhvania được cho là đã chết vì bị đầu độc bằng carbon monoxit trong một vụ rò rỉ khí gas tại nhà Raul Usupov, phó thống đốc vùng Kvemo Kartli. Sau đó, bạn thân và là đồng minh từ lâu của Zhvania, Bộ trưởng tài chính Zurab Nogaideli đã được tổng thống Saakashvili chỉ định vào chức vụ này.

Từ khi lên cầm quyền năm 2003, Saakashvili đã tăng chi cho các lực lượng vũ trang đất nước và tăng tổng quân số lên khoảng 26.000. Trong số này, 5.000 quân đã được huấn luyện sử dụng kỹ thuật hiện đại với các giảng viên thuộc quân đội Hoa Kỳ.[27] Một số thuộc nhóm này đã được triển khai đồn trú tại Iraq như một phần lực lượng liên minh quốc tế trong vùng, phục vụ tại BaqubahVùng xanh tại Baghdad. Tháng 5 năm 2005, Tiểu đoàn bộ binh số 13 ("Shavnabada") đã trở thành tiểu đoàn đầu tiên được triển khai bên ngoài Gruzia. Đơn vị này chịu trách nhiệm tại hai trạm gác ở Vùng xanh và đảm bảo an ninh cho Nghị viện Iraq. Tháng 10 năm 2005, đơn vị này đã được thay thế bởi Tiểu đoàn bộ binh số 21. Các binh sĩ thuộc tiểu đoàn 13 sử dụng "trang bị chiến đấu" của đơn vị Hoa Kỳ chỉ huy họ. Sư đoàn bộ binh số 3 Hoa Kỳ. Chính phủ Gruzia tuyên bố đã tái lập "trật tự hiến pháp" tại thượng Kodori Gorge — phần duy nhất thuộc quyền kiểm soát của Gruzia tại vùng Abkhazia.[28]

Trong vài năm qua Gruzia đã giảm đáng kể nạn tham nhũng. Tổ chức Minh bạch Quốc tế xếp Gruzia ở vị trí 99 trong bảng Chỉ số Nhận thức Tham nhũng năm 2006 của họ (số 1 được coi là quốc gia có nạn tham nhũng ít nhất).[29] Đây là một bước cải thiện đáng kể bởi Chỉ số này của Gruzia trong năm 2005 là 130.

Đầu tháng 11 năm 2007, Gruzia lâm vào khủng hoảng chính trị. Tổng thống Gruzia tuyên bố tiến hành bầu cử trước hạn vào đầu năm 2008. Ngày 5 tháng 1 năm 2008, Ông Saakashvili đã tái trúng cử tổng thống ngay vòng đầu với gần 52% phiếu ủng hộ.

Hiện nay, chính trường Gruzia vẫn tiềm ẩn nhiều bất ổn; các đảng đối lập tổ chức nhiều hoạt động phản đối, đòi Tổng thống từ chức, đặc biệt là sau xung đột giữa Gruzia và Nga tại Nam OssetiaAbkhazia.

Quốc hội Grudia đã thông qua hiến pháp mới. Những thay đổi trong hiến pháp là sự giảm bớt quyền của Tổng thống và chuyển sang Thủ tướng. Tổng thống sẽ không còn có quyền giải tán chính phủ, trong khi đó Thủ tướng sẽ đứng đầu việc điều hành, chịu trách nhiệm bổ nhiệm các thành viên nội các và lập chính sách của chính phủ hàng ngày. Những thay đổi sẽ được tiến hành dần từng giai đoạn và sẽ có hiệu lực hoàn toàn và đầy đủ vào năm 2013 khi Saakashvili kết thúc nhiệm kỳ Tổng thống lần thứ hai của mình.

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Gruzia http://www.hls-dhs-dss.ch/textes/f/F025006.php http://www.ebrd.com/pubs/factsh/country/georgia.pd... http://search.ft.com/ftArticle?queryText=Sweet+Geo... http://search.ft.com/ftArticle?queryText=georgia+t... http://www.georgianbiography.com http://www.georgianweb.com/religion/stnino.html http://www.kyivpost.com/bn/24927/ http://www.nytimes.com/aponline/us/AP-Bush.html?hp http://aleph.nkp.cz/F/?func=find-c&local_base=aut&... http://ec.europa.eu/comm/external_relations/georgi...